您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs St Pauli, 23h30 ngày 9/2
NEWS2025-02-12 17:39:31【Thể thao】6人已围观
简介 Chiểu Sương - 09/02/2025 00:52 Kèo phạt góc tottenham – brentfordtottenham – brentford、、
很赞哦!(12)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Everton vs Bournemouth, 22h00 ngày 8/2: Chiến thắng thứ tư
- NS Phó Đức Phương, NSND Khải Hưng lúng túng khi bị ca sĩ xinh đẹp làm khó
- Vợ chồng Lưu Hương Giang chuẩn bị có thêm em bé
- Hòa Minzy lên tiếng về tin đồn rạn nứt với Đức Phúc, Erik
- Nhận định, soi kèo Zurich vs St. Gallen, 22h30 ngày 9/2: Dĩ hòa vi quý
- Ngọc Sơn lên tiếng về việc đám cưới với Như Quỳnh
- Nghề săn... xác chết: Thú vui quái đản
- Cặp sao lồng tiếng 'Nữ hoàng băng giá 2' biến hình chóng mặt
- Nhận định, soi kèo Lechia Gdansk vs Lech Poznan, 23h30 ngày 9/2: Củng cố ngôi đầu
- Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 10/9: Ma Kết thành công cả sự nghiệp lẫn tình duyên
热门文章
站长推荐
Soi kèo phạt góc Real Madrid vs Atletico Madrid, 03h00 ngày 9/2
Trong đó, ông Công là vị thần cai quản đất đai trong nhà, còn ông Táo là 3 vị đầu rau trông coi việc bếp núc trong gia đình. Vì vậy, ngày 23/12 (âm lịch) là dịp để tỏ lòng biết ơn với vị thần đã cho lửa, mang lại no ấm cho gia đình trong suốt một năm. Đồng thời là lúc để mọi người trong gia đình đoàn tụ bên mâm cơm cuối năm.
Người dân thả cá chép trong ngày cúng ông Công ông Táo. Giáo sư Gia Hiền cho rằng, quan niệm của người Việt, ngày tiễn ông Công ông Táo đi là ngày 23 tháng Chạp. Đúng hai ngày này, các gia đình sẽ làm mâm cỗ cúng. Mâm cơm cúng ông Công ông Táo là các món ăn truyền thống của người Việt như: Xôi, gà, chân giò luộc, các món nấu hoặc canh măng, bánh kẹo, trầu cau, rượu, hương, đèn nến, lọ hoa tươi, đĩa ngũ quả tươi, tiền vàng.
Thời gian bày cỗ cúng có thể tùy vào thời điểm khác nhau. Có người cúng buổi sáng, có người cúng buổi chiều ngày 23 tháng Chạp, có người cúng hôm trước. Tuy nhiên, theo giáo sư Hiền, tốt nhất, các gia đình nên cúng vào đúng vào giờ ngọ (tức 12h trưa) để kịp giờ các thần lên thiên đình. Trong trường hợp bất khả kháng chỉ có thể cúng vào tối 23 thì gia đình nên thành tâm và có xin phép.
Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép.
Sau khi bày lễ, thắp hương khấn vái, khi hết tuần hương, có thể lễ tạ hóa vàng mã, mang cá chép đến thả ở ao, hồ, sông, suối...
Tại miền Trung, các gia đình thường cúng ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ. Người miền Nam thì gia chủ cúng mũ, áo và đôi hia bằng giấy.
Hiện nay, phú quý sinh lễ nghĩa, trong mâm lễ cúng ông Công, ông Táo nhiều gia đình sắm sửa mâm cao cỗ đầy, thậm chí sắm máy bay, điện thoại bằng vàng mã… làm “phương tiện” tiễn ông Táo về chầu trời. Giáo sư Hiền cho rằng, đây là quan điểm không đúng với truyền thống. Lễ cúng ông Công ông Táo nên được chuẩn bị và tiến hành với lòng thành và sự kính cẩn của gia đình.
Bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Dưới đây là bài cúng ông Công ông Táo theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin.
">Cúng ông Công ông Táo ngày nào để may mắn cả năm 2021
Bà Tám cũng cho hay nhân viên của Viện Bảo tồn di tích đang tẩy rửa toàn bộ, quét lớp sơn chứa hóa chất chống rêu mốc. Các chuyên gia bảo tồn sẽ phủ lại một lớp sơn màu trầm, Văn Miếu sẽ trở lại vẻ cổ kính như cũ.
Không quét sơn, rêu sẽ ăn hỏng di tích
Trao đổi với Zing.vn, GS.TSKH Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, cho biết trùng tu, tôn tạo di tích xuống cấp là việc bắt buộc. Tuy nhiên, làm thế nào để di tích giữ được nét cổ kính, kiến trúc lịch sử mới là vấn đề.
Khu vực hai nhà bia tiến sĩ nhìn rõ nhất màu trắng xám. Ảnh: Lê Hiếu.
“Ngay sau khi báo chí đưa tin, tôi đã gọi điện cho ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ông Kiêu nói rằng đó chỉ là lớp sơn diệt rêu. Sau một thời gian, sơn này sẽ bay màu, trả lại màu sắc cổ kính cho di sản. Nếu không quét loại sơn, rêu sẽ ăn hỏng bề mặt tường các hạng mục di tích”, GS.TSKH Vũ Minh Giang giải thích.
Cũng theo giáo sư Giang, việc phủ lớp sơn diệt rêu (có màu) lên các hạng mục như trường hợp nói trên là nằm trong thẩm quyền của Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vì không làm ảnh hưởng đến kiến trúc.
“Dư luận bức xúc khi thấy Văn Miếu có màu sắc ‘lạ’ là điều dễ hiểu. Đáng lẽ ra trước khi quét sơn, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nên thông tin đến báo chí, người dân được biết, tránh việc hiểu lầm. Đây là việc cũng cần phải rút kinh nghiệm”, ông nói.
Bài học sơn lại Tháp Rùa
Trong khi đó PGS.TS Trần Lâm Biền (nhà nghiên cứu di sản văn hóa) cho rằng khi sơn sửa, trùng tu Văn Miếu, cơ quan quản lý phải tham vấn ý kiến của các chuyên gia văn hóa, lịch sử và thông báo rộng rãi đến người dân.
“Trước đây Hà Nội bị phản đối kịch liệt khi sơn lại Tháp Rùa. Đó là một bài học lớn chẳng lẽ Hà Nội đã quên. Và bây giờ, tôi cảm thấy vô cùng khó hiểu khi họ phủ màu lên di tích Văn Miếu cổ kính, một di tích lớn của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng”, vị giáo sư này nói.
Cơ quan quản lý sẽ phủ lại lớp sơn màu trầm để trả lại vẻ cổ kính cho Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Ảnh: Hoàng Hà.
Cũng theo PGS Biền việc phủ sơn lên Văn Miếu người dân thấy sự phản cảm trong màu sắc. Nhưng thực ra người ta đã thay đổi kiến trúc triết học ở trung tâm Nho giáo của người Việt.
“Ở các hạng mục, màu sơn hiện đại quét lên kiến trúc cổ kính, rêu phong nhìn rất khôi hài. Chưa bao giờ tôi tưởng tượng Văn Miếu - Quốc Tử Giám lại có màu ‘lạ’ và phản cảm đến như vậy”, PGS Trần Lâm Biền nêu quan điểm.
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là một trong hơn 4.000 di tích lịch sử của thủ đô Hà Nội trong giai đoạn phát triển kể từ khi thành lập kinh đô Thăng Long dưới triều Lý.
Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho dựng Văn Miếu để thờ đức Khổng Tử và làm nơi học hành cho hoàng gia. Năm 1370, vua Trần Nghệ Tông cho Chu Văn An trước đó giữ chức Tư nghiệp Quốc Tử Giám được thờ vào Văn Miếu sau khi ông qua đời.
Năm 1484, vua Lê Thánh Tông với mục đích đề cao sự “Học” và tôn vinh các bậc trí thức Nho học đỗ đại khoa đã cho dựng 82 bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, lưu danh 1.306 vị đỗ tiến sĩ trong 82 kỳ thi trải gần 300 năm (từ 1442 -1779), ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, về việc sử dụng nhân tài.
Tháng 3/2010, 82 tấm bia tiến sĩ triều Lê - Mạc tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đến ngày 27/7/2011, 82 bia tiến sĩ lại tiếp tục được công nhận là Di sản tư liệu thế giới trên phạm vi toàn cầu.
Ngày 25/2/2013, Văn Miếu - Quốc Tử Giám được đón chứng nhận Di tích quốc gia đặc biệt.
Theo Zing
">Sẽ phủ sơn màu trầm để trả lại vẻ cổ kính của Văn Miếu
Uyên Linh sẽ tham gia đêm nhạc kịch tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 9/8.
Lấy cảm hứng từ tác phẩm điện ảnh của Mỹ - Maleficent, đêm nhạc kịch mang tên Hairlificent sẽ dùng chất liệu âm nhạc của những vở opera nổi tiếng hàng đầu thế giới như “Phantom of the opera”, “Cây sáo thần”, “Romeo and Juliet”, “Tachiana”, “Scarborough Fair”…
Đêm nhạc kịch có sự góp mặt của các nghệ sĩ kịch nói, ca sĩ Uyên Linh, Hiền Nguyễn, Quốc Huy...
Ca sĩ Uyên Linh sẽ góp mặt trong đêm nhạc kịch với các bản hit như “You
Raise me up”, “Cám ơn tình yêu”...Đặc biệt, xuyên suốt các phân cảnh, khán giả sẽ được chứng kiến sự hóa thân ấn tượng của các người mẫu như Phan Hà Phương, Mai Tuấn Anh..., ở các vai diễn trong không gian sân khấu được thiết kế ấn tượng.
Ngoài ra, nhiều mẫu tóc ấn tượng cũng được đưa lên sân khấu qua sự sáng tạo của các nhà tạo mẫu tóc đến từ Việt Nam, Hàn Quốc và Châu Âu.
Minh Anh
Phía sau hành động diễn 'cảnh nóng' nơi công cộng của giới trẻ
Việc giới trẻ Việt vô tư âu yếm, diễn "cảnh nóng" ngay nơi công cộng khiến nhiều bậc phụ huynh lo ngại.
">Uyên Linh hội ngộ khán giả Hà Nội, 'phiêu' trong đêm nhạc kịch
Soi kèo góc Empoli vs AC Milan, 0h00 ngày 9/2
Bánh hộc là món ăn truyền thống của người làng Mai Xá dùng để đãi khách trong dịp Tết, vừa là món quà biếu khi khách đến thăm nhà hay gửi cho những người con xa quê.
Đến hẹn lại lên, về làng Mai Xá những ngày cuối tháng Chạp (tháng 12) này sẽ được nghe tiếng lộc cộc của những nhà đóng bánh hộc.
Sau khi rang trên cát bằng ngọn lửa to, nếp sẽ nở bung đều. Việc nhặt sạch vỏ trấu là công đoạn mất nhiều thời gian nhất. Những nguyên liệu làm bánh, gồm: nếp, lạc rang, gừng, nước đường đã thắng và bột nếp. Men theo những tiếng gõ chày vui tai ấy, chúng tôi tìm đến nhà của vợ chồng ông Trương Khắc Luyến (51 tuổi), bà Tạ Thị Thanh Trà (49 tuổi, cùng trú thôn Mai Xá). Gia đình ông bà đã làm bánh hộc 15 năm nay.
Ông Luyến cho hay, món bánh hộc này được gọi theo tên của dụng cụ tạo ra nó. Chiếc bánh được tạo hình từ chiếc khuôn có một cái hộc, hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30cm, ngang khoảng 12cm, sâu 6-7cm.
Người thợ sẽ trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. “Năm nay, gia đình tôi chỉ nhận đóng 100 hộc, chủ yếu là để làm quà biếu và để dùng. Vì ngày thường cả 2 vợ chồng đều đi làm, lúc nào rảnh tay thì mới tranh thủ làm các công đoạn rồi đóng bánh nên không thể làm được nhiều”, ông Luyến chia sẻ.
Nguyên liệu tạo nên món bánh truyền thống này rất dễ tìm, gồm: nếp, gừng tươi, đường, đậu phộng và bột nếp. Tuy nhiên, việc sơ chế các nguyên liệu này lại tốn rất nhiều thời gian và công sức.
Cho nguyên liệu đã trộn vào khuôn để chuẩn bị đóng bánh. Nếp phải được rang trên chảo có sẵn cát, bằng ngọn lửa to, đảo thật đều tay. Gừng làm sạch, gọt vỏ rồi băm nhỏ. Đường được thắng trên ngọn lửa nhỏ liu riu, đảo đều tay để tạo thành chất để kết dính. Lạc rang vàng, thơm, tạo độ giòn và vị bùi cho miếng bánh.
Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu, chúng được trộn đều lại với nhau. Sau đó, cho vào một cái hộc hình chữ nhật được làm bằng gỗ rất nặng tay và thực hiện công đoạn nặng nề nhất là đóng bánh hộc.
Để đóng được bánh hộc, cần người có sức khỏe, tác dụng lực để đóng lên khuôn bánh. Việc đóng bánh là công đoạn khó và vất vả nhất. Để đóng bánh, phải cần một người khỏe mạnh. Hai tay dùng hai cái chày gỗ đóng vào nhau để tạo sức ép, nén cho bánh kết dính vào nhau thật chắc. Cần từ 7 đến 10 phút để đóng xong một hộc bánh. Khi thấy các nguyên liệu kết dính chặt với nhau là được.
Điều đặc biệt của món bánh truyền thống này là có sự hòa quyện giữa độ dẻo, dịu của nếp với vị ngọt thanh của nước đường pha với gừng băm, cùng vị giòn, béo bùi của lạc. Tất cả, tạo nên món bánh dân dã nhưng ngon lành và thi vị.
Bánh hộc sau khi đóng được phủ lên một lớp áo bằng bột nếp nhằm giữ cho bánh khỏi mốc, bảo quản bánh được lâu hơn. Sau đó hong bánh dưới nắng cho khô ráo. Những người trung niên thường có thói quen khi uống trà xanh thì bày biện thêm dĩa bánh hộc này để nhâm nhi.
Bốn đời làm bánh hộc
Về làng Mai Xá, hỏi vợ chồng ông Trương Văn Thắng (73 tuổi) và bà Lê Thị Dụng (72 tuổi), ai cũng biết, bởi gia đình ông bà đã có truyền thống 4 đời làm bánh hộc.
Nhiều người chăm chú xem cách làm bánh truyền thống chỉ dịp Tết mới có. “Cứ đến tháng Chạp là nhà tôi bắt đầu rang nổ (nếp) rồi nhặt vỏ trấu cho sạch. Công đoạn này tốn nhiều thời gian nhất nên phải làm từ đầu tháng. Ngoài nhờ con, cháu phụ việc giúp, chúng tôi còn thuê thêm người làm.
Khách đến tận nơi mua bánh hộc. Mỗi hộc bánh có giá từ 80- 100 nghìn đồng. Nghề làm bánh này đã có từ đời ông nội tôi. Đến bây giờ, cháu ngoại tôi vẫn đang đóng bánh. Nghề truyền thống nên cha truyền con nối, cứ đến Tết lại hì hục làm. Trung bình, mỗi năm gia đình tôi đóng khoảng 500 hộc bánh”, bà Dụng chia sẻ.
Khi ăn, dùng dao cắt mỏng hộc bánh ra thành từng miếng. Bánh này thường được dùng kèm với nước trà. Anh Trương Khắc Phúc (42 tuổi, con bà Dụng), cho biết: “Việc đóng bánh rất vất vả do phải dùng sức lực để đóng nên rất mệt. Tuy vậy, khi gia đình có ý định sử dụng máy ép công nghiệp để ép bánh vừa nhanh vừa đỡ đỡ tốn sức thì khách lại không đồng tình. Vì là món ăn truyền thống nên khách chỉ muốn làm bằng phương pháp thủ công”.
Xem thêm video: Thương hồ miền Tây chở hoa xuân lên Sài Gòn tìm Tết
Hương Lài
Món ăn ngon làm sang bữa tiệc từ loại rau 'thấm đẫm hồn quê'
Rau muống - thứ rau của quê hương không chỉ để luộc, xào hay nấu canh mà khi được làm thành món này lại trở thành cao sang, ngon vô đối.
">Duy nhất dịp Tết: Cả làng lốc cốc đóng thứ bánh ngọt hảo hạng
Bộ VHTT&DL vừa có công văn đề nghị các Bộ ngành, địa phương không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.
Ngày 15/2, Bộ VHTT&DL đã có công văn gửi các Bộ, ngành Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường chỉ đạo, chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội.
Công văn nêu rõ công tác quản lý, tổ chức lễ hội đầu xuân Đinh Dậu năm 2017 trong cả nước đã có sự chuyển biến tích cực, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, giáo dục truyền thống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Hình ảnh phản cảm tại lễ hội Tuy nhiên, việc quản lý, tổ chức lễ hội vẫn còn xảy ra những hiện tượng phản cảm như: chen lấn, tranh cướp lộc tại lễ hội đền Sóc (Hà Nội); phát lộc, tranh cướp lộc tại Lễ hội Chùa Hương (Hà Nội); tranh cướp bạo lực tại Hội cướp Phết xã Hiền Quan (Phú Thọ), Hội, lễ hội chọi trâu có biểu hiện thương mại hóa, trục lợi, trái với quy định tại một số địa phương như: Yên Bái, Tuyên Quang…; khai ấn, phát ấn tại Quảng Ninh, Nghệ An, không phù hợp với truyền thống lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó, một số Bộ, ngành, địa phương còn để xảy ra tình trạng sử dụng xe công, công chức đi lễ hội trong giờ hành chính, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để chấn chỉnh những hạn chế nêu trên, tiếp tục thực hiện Công điện của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành địa phương thực hiện một số nhiệm vụ:
Thứ nhất, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội tại địa phương; không thực hiện các nghi lễ có tính bạo lực, trái với truyền thống yêu hòa bình và nhân ái của dân tộc.
Thứ hai, không cấp phép tổ chức lễ hội truyền thống có mục đích thương mại, trục lợi. Không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội.
Thứ ba, quán triệt cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, không đi lễ hội trong giờ hành chính, không sử dụng xe công đi lễ hội, trừ trường hợp thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về lễ hội; tuyên truyền giới thiệu, quảng bá về nguồn gốc, quy trình thực hành và giá trị của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.
Thứ năm, có biện pháp giải quyết dứt điểm những hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn, bố trí khu vực dịch vụ đảm bảo thuận tiện, phù hợp với không gian tổ chức lễ hội; không bày bán thịt động vật hoang dã, các đồ chơi có tính bạo lực; thực hiện các quy định về niêm yết giá, bán đúng giá, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, an toàn giao thông. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
Bộ VHTT&DL đề nghị các Bộ ngành, địa phương báo cáo tình hình thực hiện các nội dung liên quan đến công tác quản lý, tổ chức lễ hội tại Công điện của Thủ tướng Chính phủ gửi về Bộ VHTT&DL trước ngày 25/2/2017 để tổng hợp báo Thủ tướng Chính phủ.
T.Lê
">Yêu cầu dừng các nghi lễ có tính bạo lực trong lễ hội
Nhiều khách hàng ngất lên, ngất xuống khi phát hiện nồi lẩu của mình được nêmthêm các gia vị: phân chuột, gián, nước bọt, nước rửa chén, …thậm chí là cả mộtcon chuột to hôi hám ở chôn nồi lẩu mà ăn gần hết mới phát hiện ra.
Sốc với phở "gián", bún "thạch sùng" ở Hà Nội
">Choáng váng với lẩu chuột, bún 'phân' gián